Bài 6: danh từ chỉ người / chỉ vật – P2

Trong video này thầy Duy nói tiếp về dạng câu phân biệt giữa danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật, cụ thể là khi nào ta buộc phải biết nghĩa và một vài ví dụ.


Lời thoại của video:

Trong bài trước mình có chỉ các bạn một cách làm dạng câu mà khi phân biệt giữa danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật. Mình có nói là nếu mà bạn gặp danh từ chỉ người, mà nó không có -s ở phía sau và cũng không có những chữ như a, an, the, this, … ở phía đầu cụm danh từ, thì bạn loại danh từ chỉ người đó ra và bạn chọn danh từ chỉ vật vào. Thì làm như vậy bạn sẽ không cần phải biết nghĩa.

Tuy nhiên sẽ có một số câu dạng này mà bạn cần phải biết nghĩa. Ví dụ như câu sau đây:

Ví dụ câu phải xét nghĩa.

Câu này ta thấy phía trước có chữ an, phía sau có chữ at, nghĩa là “tại”. Vậy nguyên chỗ này nghĩa là “một cái gì đó tại cái gì đó”. Thì đây là một cụm danh từ. Chỗ trống nằm cuối cụm danh từ thì ta cần chọn một danh từ vào làm danh từ chính. Nhìn vào các đáp án ta thấy có đáp án (B) có đuôi –ist thì nó là một danh từ chỉ người vì –ist là đuôi danh từ chỉ người. Còn đáp án (C) có đuôi –ism cũng là đuôi danh từ luôn. Đây là một danh từ chỉ vật. Vậy ta chọn đáp án nào đây?

Ở đây nếu bạn áp dụng nguyên tắc “danh từ đếm được không đứng trơ trơ” mà mình đã nói ở bài trước thì bạn thấy câu này không áp dụng được nguyên tắc này. Vì ta thấy ở phía trước cụm danh từ này đã có chữ an rồi thì bạn chọn danh từ nào vào chỗ trống này thì nó cũng không đứng trơ trơ. Vậy cả hai đáp án này về ngữ pháp đều có thể đưa vào chỗ trống được. Chúng không vi phạm nguyên tắc kia.

Vậy câu này để làm được chính xác thì ta buộc phải biết nghĩa. Nếu không biết nghĩa thì ta chỉ có thể đoán đại một trong hai đáp án này. Tức là phải “lụi” đại.

Xét nghĩa như thế nào thì mình sẽ nói ở những bài sau. Còn trong những bài đầu thì mình chỉ muốn tập trung vào ngữ pháp thôi.

Thì đó là hai loại của dạng câu mà cần phân biệt giữa danh từ chỉ người và chỉ vật. Một loại ta không cần biết nghĩa, mà áp dụng nguyên tắc “danh từ đếm được không đứng trơ trơ”. Còn một loại thì ta phải biết nghĩa.

Trong video này mình sẽ nói qua một vài ví dụ cho loại này trong đề thi TOEIC để ta làm quen.

Ví dụ danh từ chỉ người - chỉ vật 1

Câu này ta thấy phía trước có for, nghĩa là “cho”, phía sau có on, nghĩa là “trên”. Vậy chỗ này nghĩa là “cho cái gì đó trên cái gì đó…”. Vậy ở đây hiển nhiên phải là một danh từ. Ta thấy có đáp án (D) có đuôi –er là danh từ chỉ người. Còn (C) có đuôi –ment là một danh từ chỉ vật. Ta thấy (D) là danh từ đếm được mà nó đang đứng “trơ trơ”. Tức là nó không có -s phía sau và phía trước cụm danh từ cũng không có những chữ a, an, the, this,… thì ta loại đáp án (D) ra. “Danh từ đếm được không được đứng trơ trơ” đúng không? Vậy ta chọn đáp án danh từ còn lại vào.

Ví dụ danh từ chỉ người - chỉ vật 2

Câu này ta thấy phía trước có can nghĩa là “có thể”, còn now nghĩa là “bây giờ”. Vậy ta suy ra chữ này sẽ là một động từ. Ta phía sau can sẽ có một động từ. Vậy ở đây nghĩa là bây giờ có thể làm gì đó. Còn phía sau có chữ from, nghĩa là “từ”. Vậy nguyên chỗ này nghĩa là “bây giờ có thể làm gì đó với cái gì đó từ cái gì đó”. Nên ở đây phải là một danh từ. Nên ta chọn một là đáp án (A), có đuôi –tion thì là danh từ, hai là đáp án (B), đuôi –ant cũng là một danh từ, và là danh từ chỉ người. Vậy ta loại đáp án (B) luôn vì nó là danh từ đếm được mà nó đang đứng “trơ trơ”. Nó không có –s phía sau và phía đầu cụm danh từ cũng không có the, an, a, this,… thì ta loại nó. Ta chọn danh từ còn lại vào.

Ví dụ danh từ chỉ người - chỉ vật 3

Câu này chúng ta thấy phía trước có with, nghĩa là “với”, phía sau thì chấm hết câu. Vậy nguyên chỗ này nghĩa là “với cái gì đó, chấm hết”. Vậy đây là cuối một cụm danh từ thì nó phải là một danh từ làm danh từ chính. Thì chúng ta có đáp án (B) có đuôi –tion là danh từ. Còn (C) có đuôi –or là danh từ chỉ người. Thì bạn loại đáp án mà là danh từ chỉ người ra vì nó không có –s và phía đầu không có a, an, the,… Nó đứng “trơ trơ” như vậy là không được. Vậy ta chọn đáp án (B) vào.

Ví dụ danh từ chỉ người - chỉ vật 4

Câu này phía trước ta có to, nghĩa là “để”. Vậy đây là “để làm gì đó”. Chữ này là một động từ. Còn phía sau ta có in, nghĩa là “trong”. Vậy nguyên chỗ này nghĩa là “để làm gì đó cái gì đó ở trong cái gì đó”. Thì chỗ trống nằm cuối một cụm danh từ thì nó phải là danh từ chính. Vậy đáp án một là (B), hai là (C). Thì loại danh từ chỉ người ra vì nó đang đứng “trơ trơ”. Chọn danh từ còn lại vào.

Ví dụ danh từ chỉ người - chỉ vật 5

Câu này ta thấy phía trước, đây là tên của một công ty hay là tên của một sản phẩm nào đó. Vậy thì chữ này sẽ là động từ. Tức là “công ty gì đó làm gì đó”. Đây là động từ. Phía sau thì có chữ while, nghĩa là “trong khi”. Vậy thì chúng ta biết được chỗ này nghĩa là gì? “làm gì đó với cái gì đó có tính chất gì đó trong khi làm gì đó”. Chỗ này phải là danh từ chính của một cụm danh từ. Vậy đáp án một là (C), có đuôi –er là đuôi danh từ, hai là câu (D) có đuôi –ance cũng là danh từ. Nhưng (C) là danh từ chỉ người mà nó đang đứng trơ trơ: không có –s và phía trước cũng không có a, an, the, this… thì loại danh từ loại danh từ chỉ người này ra. Ta chọn danh từ còn lại vào.

Ví dụ danh từ chỉ người - chỉ vật 6

Câu này ta thấy phía trước có động từ to beis, rồi phía sau chữ này nó có thêm –ing vào thì đây là một động từ dạng V-ing. Vậy đây là cấu trúc của thì hiện tại tiếp diễn. Có động từ to be đi với V-ing. Đây là “đang làm gì đó”. Vậy đây là một động từ. Phía sau có with, nghĩa là “với”. Vậy nguyên chỗ này nghĩa là “đang làm gì đó cái gì đó với cái gì đó”. Vậy thì chỗ này phải là một danh từ. Ta thấy có đáp án (C) có đuôi –ant là đuôi danh từ chỉ người. Còn (D) có đuôi –ance là đuôi danh từ chỉ vật. Vậy ta chọn đáp án nào? Rõ ràng đáp án (C), danh từ chỉ người lại đang đứng trơ trơ. Nó không có –s phía sau và đầu cụm danh từ cũng không có a, an, the,… thì chúng ta loại nó và chọn danh từ còn lại vào.

Các bạn chú ý riêng với câu này thì rất nhiều bạn làm sai là do chọn đán áp (C) vì các bạn coi nghĩa. Nếu câu này mà xét nghĩa thì đáp án (C) khá là hợp lí. Chúng ta chữ seek nghĩa là “tìm kiếm”. Còn assistant là “người trợ lý”. Cho nên một số bạn có thể đọc vào thấy chỗ này có nghĩa “Công ty gì đó đang tìm kiếm người trợ lý” và thấy rất hợp lí. Khi dịch ra tiếng việt ta thấy rất hợp lí vậy ta có thể chọn (C) vào. Nhưng mà như mình mới vừa nói, nếu xét ngữ pháp thì đáp án này sai. Nếu muốn dùng đáp án (C) thì ít ra phải có an ở phía trước – an assistant, không thì phải có –s phía sau – seeking assistants. Nó không được đúng “trơ trơ”. Cho nên đáp án buộc phải là câu (D). Assistance nghĩa là “sự trợ lý” hay “sự hỗ trợ”. Cho nên nó là một danh từ đếm được nên nó được đứng “trơ trơ”.

Cho nên các bạn chú ý là có một số câu nếu mà chỉ xét nghĩa thì chúng ta dễ làm sai. Nếu chúng ta biết nghĩa thì nó sẽ giúp ích rất là nhiều.

Bình Luận

  • Liên kết

  • Thông tin liên lạc

    Email: toeicmoingay@gmail.com