Bài 34: tránh nhầm lẫn Adv với N – P3: nhìn đuôi danh từ

Có thêm những cách nào giúp tránh nhầm trạng từ với danh từ trong bài thi TOEIC? Mời bạn xem video nhé!


Lời thoại của video:

Trong bài trước mình có nói với các bạn là gặp vị trí chỗ trống nằm ở phía cuối cụm danh từ thì ta dễ nhầm lẫn trạng từ với danh từ.

Mình đã nói là có ba cách để phân biệt đó là: 1. Xét nghĩa. 2. Dùng xác suất. 3. Dựa vào một số dấu hiệu.

Xét nghĩa thì mình sẽ nói sau. Dùng xác suất thì quá hiển nhiên, không có gì để nói vì nếu ta cứ phân vân là ưu tiên chọn trạng từ do xác suất nó đúng là cao hơn.

Còn dựa vào dấu hiệu thì bài trước mình có nói một dấu hiệu là chữ có –s. Nếu thấy cụm danh từ, rồi phía sau là chữ có –s thì cụm danh từ kết thúc tại đó và phía sau bạn chọn trạng từ.

Trong bài này mình sẽ nói về hai dấu hiệu khác cũng tương tự.

Thứ nhất là đuôi danh từ quen thuộc. Nếu không biết nghĩa, mà bạn thấy ở trước chỗ trống là một chữ có đuôi danh từ quen thuộc. Thì khả năng rất cao là cụm danh từ kết thúc tại chữ đó. Vậy đến đó là cụm danh từ hoàn chỉnh rồi nên bạn chọn trạng từ vào chỗ trống, không chọn danh từ nữa.

Chúng ta hãy làm một vài ví dụ. Ví dụ như câu này.

Phía trước là động từ reported to – “làm gì đó đến…”. Phía sau là the là bắt đầu cụm danh từ. Ở đây như mình đã nói là sẽ có hai trường hợp. Nếu cụm danh từ kết thúc ở chữ administrator thì câu này đầy đủ hết rồi. Lúc đó ta chọn trạng từ vào chỗ trống. Lúc đó chọn câu (D).

Nhưng lỡ cụm danh từ không tới đó mà tới chỗ trống luôn. Lúc đó nguyên chỗ đó là một cụm danh từ. Nên chỗ trống là một danh từ là danh từ chính cho cụm danh từ. Lúc đó đáp án có thể là câu (B). Nó có đuôi -ness là đuôi danh từ.

Nhưng mà bạn nhìn vào dấu hiệu như sau. Bạn thấy chữ administrator có đuôi –or là đuôi danh từ chỉ người thì rất rất có thể là cụm danh từ kết thúc ở chữ này, chứ nó không tới chỗ trống. Cho nên ở đây bạn không chọn danh từ nữa mà chọn trạng từ vào.

Một ví dụ khác.

Please contact – “Vui lòng làm gì đó”. Vậy chữ contact là một động từ. The là bắt đầu cụm danh từ. Thì bạn đọc đến chữ authority, thấy chữ này có đuôi –ity là một đuôi danh từ phổ biến, thì cụm danh từ rất có thể kết thúc ở chữ này. The transit authority là cụm danh từ hoàn chỉnh. Lúc đó ở chỗ trống bạn chọn trạng từ vào. Đáp án là câu (A). “Làm gì đó với cái gì đó một cách như thế nào đó”.

Bạn chú ý là sẽ có một số câu như thế này. Ví dụ như câu sau.

Do not meet – “Không làm gì đó”. Chữ meet là động từ. Phía sau là the, bắt đầu cụm danh từ. Ở đây cũng có hai trường hợp. Thứ nhất là cụm danh từ tới chữ quality thì chọn trạng từ vào chỗ trống. Thứ hai là cụm danh từ tới chỗ trống luôn thì chọn danh từ vào chỗ trống. Nhưng ở đây bạn thấy các đáp án không có trạng từ, chỉ có danh từ thôi nên buộc chúng ta phải hiểu là trường hợp cụm danh từ tới chỗ trống luôn mới đúng. Lúc đó chỗ trống phải chọn danh từ làm danh từ chính. Chúng ta phải hiểu như vậy để chúng ta chọn đáp án (B) vào. Nó có đuôi –ment là đuôi danh từ. Có những trường hợp như vậy. Không giống như lúc nãy mình nói. Chữ quality có đuôi –ity là đuôi danh từ nhưng cụm danh từ không kết thúc ở chữ quality mà tới chỗ trống luôn. Nguyên chỗ the quality ——- là cụm danh từ luôn. Danh từ chính nằm ở chỗ trống. Còn chữ quality là một danh từ mô tả cho danh từ chính phía sau. Điều này hợp lí.

Nhưng mà các bạn cũng chú ý là những câu như vậy thì đáp án lại không có trạng từ nên bạn không cần phải phân vân. Rõ ràng chắc chắn bạn phải chọn danh từ vì không có trạng từ để mà chọn. Như những câu trước thì ta chọn trạng từ nhưng câu này không có trạng từ để mà chọn. Lí do vì sao không có đáp án trạng từ thì mình nghĩa đây là ý đồ của người ra đề. Giả dụ ở câu này mà có thêm một đáp án trạng từ.

Bạn thấy câu này nếu vừa đáp án trạng từ mà đáp án đúng lại là danh từ thì nó sẽ rất khó làm. Đây là câu từ loại. Ý đồ của người ra đề chỉ là muốn kiểm tra ngữ pháp của các bạn thôi. Mà nếu bạn chỉ dựa vào ngữ pháp thì bạn thấy chữ quality là đuôi danh từ thì rất có thể the quality là cụm danh từ hoàn chỉnh. Đáp án rất có thể là trạng từ. Với lại mình đã nói là trạng từ đúng đến 85%. Nên nếu người ta bắt các bạn chỉ dựa vào ngữ pháp thì rõ ràng ở đây bạn ưu tiên chọn trạng từ. Vậy mà người ta lại cho đáp án (B) là đáp án đúng. Vậy thì rất khó để mà dựa vào ngữ pháp để mà làm câu này. Cho nên nếu ý của người ra đề là đáp án danh từ đúng thì họ sẽ không để đáp án trạng từ nữa cho bạn khỏi phải phân vân. Chứ nếu có đáp án trạng từ nữa thì sao mà làm được. Cho nên những câu như thế này người ta sẽ không để đáp án trạng từ vào nữa cho bạn chọn danh từ thôi.

Còn những câu mà có đáp án trạng từ như lúc nãy và chữ trước chỗ trống là đuôi danh từ là đuôi danh từ thì bạn phải hiểu là “À! Chắc là danh từ kết thúc ở trước chỗ trống” và chọn trạng từ vào chứ không chọn danh từ.

Một dấu hiệu khác là bạn nhìn thấy một chữ là danh từ riêng. Bạn đang đọc mà thấy một chữ viết hoa – tên của một cái gì đó, thì đó sẽ là một cụm danh từ hoàn chỉnh chứ cụm danh từ không đến chỗ trống. Cho nên bạn không chọn danh từ chính ở chỗ trống. Cụm danh từ chỉ tới hết cái tên này thôi. Nó là cụm danh từ hoàn chỉnh. Lúc đó bạn chọn trạng từ vào.

Ví dụ như những câu như thế này.

Zogu Industries là một cái tên. Đây có thể là tên một công ty. Chữ Industries nghĩa là “công nghiệp”. Đây là tên một công ty gì đó làm về công nghiệp. Không thì bạn chỉ cần biết nó là một cái tên là được rồi, không cần biết là tên công ty. “Cái thứ có tên này nó làm gì đó với mỗi cái gì đó”. Vậy thì câu này đầy đủ hết rồi. Nên rõ ràng ở chỗ trống ta chọn trạng từ vào. “Cái thứ có tên này nó làm gì đó với cái thứ này một cách như thế nào đó”. Chọn trạng từ.

Hay ví dụ như câu này.

Ở phía trước là một cái tên. “Người có tên gì đó làm gì đó”. Câu đầy đủ hết rồi nên rõ ràng chọn trạng từ vào chỗ trống. “Người này làm việc đó một cách như thế nào đó”. Đáp án là câu (B) chứ không chọn danh từ vào chỗ trống nữa.

Bình Luận

  • Liên kết

  • Thông tin liên lạc

    Email: toeicmoingay@gmail.com