Giải đề thi TOEIC thật ngày 13/3/2016 | câu 133-140

133. Dạng câu từ vựng: give 30 days’ notice = đưa thông báo trước 30 ngày
134. Dạng câu giới từ: giới từ onon arrival
135. Dạng câu từ vựng: tours will be arranged = những chuyến tham quan sẽ được sắp xếp
136. Dạng câu từ vựng: speaks very indirectly = nói chuyện một cách rất lảng tránh
137. Dạng câu từ vựng: found it beneficial to receive… = thấy rất có lợi ích khi nhận…
138. Dạng câu giới từ: giới từ ofthe application of techniques
139. Dạng câu từ vựng: innovative seminars = những hội thảo mang tính đổi mới
140. Dạng câu từ vựng: increase output = tăng đầu ra


Lời thoại của video:

Câu 133

Câu này muốn làm nhanh thì ta làm như sau.

Mỗi lần ở phía trước bạn thấy danh từ chỉ một khoảng thời gian, rồi có ‘s thì bạn chọn cái gì? Ví dụ mỗi lần thấy three months’ hay one week’s, thì bạn chọn ngay đáp án notice ở phía sau. Vì notice có nghĩa là thông báo.

Cách dùng của nó hay đi với ngày. Ví dụ như thông báo trước một khoảng thời gian bao nhiêu đó. 30 days’ notice là thông báo trước 30 ngày. Cho nên bạn cứ chọn đáp án này vô.

Câu 134

Câu này 4 đáp án là 4 giới từ khác nhau. Những dạng câu này chúng ta cần phải coi nghĩa.

Thì đầu tiên chúng ta đọc phía trước thấy nói là all guests (tất cả những người khách) họ phải check in (tức là làm thủ tục). Tức là bạn đến sân bay check in, làm thủ tục lên máy bay. Hay là bạn đến khách sạn làm thủ tục nhận phòng. Ở đây mình tạm dịch là làm thủ tục.

Khách phải làm thủ tục tại front desk, nghĩa là bàn tiếp tân ở phía trước sảnh. Phía sau là chữ arrival. Arrival là danh từ của động từ arrive. Arrive nghĩa là đến nên arrival nghĩa là cái việc đến, cái sự đến.

Ở đây chúng ta chọn giới từ nào? Trước hết bạn thấy cái nghĩa chúng ta cần đưa vô đây có vẻ đang cần chữ vào lúc. Tức là khách phải làm thủ tục tại bàn tiếp tân vào lúc đến, sau lúc đến hay là ngay lúc đến gì đó. Ta đang cần một chữ có nghĩa như vậy.

Ta coi 4 giới từ này chữ nào có thể có nghĩa như vậy.

Thứ nhất là giới từ to. Rõ ràng giới từ to mang nghĩa là đến, chứ không phải vào lúc. Ví dụ my visit to Hanoi là chuyến đi của tôi đến Hà Nội. Tức là chuyến đi này đi về phía chỗ này (Hà Nội). Nghĩa chính của to là vậy. Đến chỗ nào đó, về phía chỗ nào đó. Rõ ràng nó không mang nghĩa là ngay khi, vào lúc. Nên ở đây chúng ta không chọn.

As nghĩa là gì? Nghĩa chính của nó là như là. Ví dụ mình nói He works as a teacher. Anh ấy làm việc như một người giáo viên.

Hoặc ví dụ mình nói là Please accept this money as a gift. Nghĩa là vui lòng chấp nhận khoản tiền này như là một món quà. Khoản tiền này là một món quà.

Nếu muốn dùng as thì phía trước phải có cái gì đó là cái này:

Anh ấy là giáo viên. Cái tiền này nó là món quà.

Câu 135

Câu này rõ ràng chúng ta cần phải coi nghĩa.

Ở đây will be nghĩa là thì sẽ ra sao đó. Và sau đó cộng với một động từ dạng -ed. Rõ ràng đây là cấu trúc bị động. Động từ to be đi với động từ -ed là dạng bị động. Tức là phía trước đang nói về một cái thứ gì đó nó sẽ được người ta làm gì đó. Thì rõ ràng chúng ta phải đọc phía trước để coi cái thứ phía trước là thứ gì.

Thì chúng ta nhìn ra phía trước ở đây. Nó đang nói về special tours, là những chuyến đi tour đặc biệt, những chuyến tham quan đặc biệt, liên quan đến mỗi bộ phận gì đó, thì sẽ được gì đó. Thì phía trước rõ ràng đang nói về những chuyến đi tour này. Đi tour về những cái gì đó thì nó sẽ được người ta làm gì. Người ta sẽ làm gì những chuyến đi tour này.

Rõ ràng ta thấy đáp án hợp lý là câu (D) arranged, nghĩa là sắp xếp. Những chuyến đi tour đó nó sẽ được sắp xếp. Người ta sẽ sắp xếp những chuyến đi tour này.

Câu này có một đáp án mà coi chừng các bạn có thể nhầm lẫn. Enroll nghĩa là đăng ký. Coi chừng các bạn sẽ dịch là những chuyến đi tour sẽ được đăng ký cho những người tham dự gì đó. Nghe có vẻ hợp lý. Nhưng chữ này không có dùng như vậy được. Ví dụ nói enroll in a course, nghĩa là đăng ký một khóa học. Thứ nhất là chữ này rất ít khi dùng ở dạng bị động. Người ta chỉ dùng ở dạng chủ động thôi. Thứ hai là nó phải đi với in. Thứ ba là chỉ dùng cho nghĩa là đăng ký khóa học, lớp học hay đăng ký vào một trường nào đó thì mới dùng enroll. Rõ ràng ở đây đáp án này không hợp lý.

Câu 136

Câu này 4 đáp án là 4 trạng từ khác nhau. Rõ ràng câu này chúng ta cũng cần phải coi nghĩa.

Ở đây nó nói là cái người nào đó (the Prime Minister là danh từ chỉ người) họ nói (speaks) very gì đó. Ở đây 4 đáp án là 4 trạng từ thì rõ ràng ở đây đang cần một trạng từ để mô tả cho hành động nói này. Ông này nói một cách như thế nào đó. Thì chúng ta coi đáp án nào là đáp án hợp lý đây.

Thứ nhất là mutually. Đây là chữ khá là quan trọng trong bài thi TOEIC. Nó có nghĩa là một cách chung. Cách dùng của nó như sau. Nó hay đi với chữ benefit. Ví dụ như nói là mutually benefit company A and company B. Ví dụ như nói This plan will mutually benefit company A and company B. Kế hoạch này nó sẽ benefit (danh từ là lợi ích thì động từ nghĩa là gây lợi ích) cho công ti A và công ti B. Thì lúc đó chúng ta bỏ chữ mutually này vô nghĩa là chung. Tức là nó làm hành động benefit chung cho công ti này và cũng chung cho công ti này luôn. Hành động này tác động chung cho cả hai công ti. Lúc đó chúng ta mới dùng chữ mutually này.

Chúng ta chỉ chọn chữ này khi trong câu đang đề cập đến hai hay ba thứ gì cùng chung một cái gì đó. Rõ ràng câu chúng ta đang làm không có hành động gì tác động chung lên ai với ai hết. Nên chúng ta không chọn đáp án (A).

Nearly nghĩa là gần như. Ví dụ nói câu He nearly missed the bus. Anh ấy gần như lỡ chuyến xe buýt. Ví dụ chuyến xe buýt đòi anh ấy ra lúc 9 giờ nhưng anh ấy ra lúc 8h59. Tức là suýt chút nữa anh ấy bỏ lỡ rồi, gần như làm việc này, suýt nữa là bỏ lỡ. Lúc đó chúng ta mới dùng cái chữ nearly này.

Thứ nhất bạn thấy ở đây không có cái nghĩa là gần như nói. Rất là kỳ. Thứ hai là ở đây có chữ very nữa. Không ai nói là một cách rất gần như cả. Rất khó chọn chữ này. Cái thứ ba nữa là chữ nearly này nó chỉ đứng trước động từ. Nó không đứng sau động từ như thế này được. Cho nên là chúng ta không chọn nearly.

Centrally là trạng từ của danh từ center, nghĩa là trung tâm. Ví dụ mình nói: The shop is centrally located. Cửa hàng được đặt ở trung tâm. Centrally miêu tả cho located. Thì rõ ràng ở đây nó cũng không mô tả cho hành động nói được. Không có nói một cách trung tâm được. Nên chúng ta không chọn đáp án (D) luôn.

Vậy thì đáp án hợp lý duy nhất của chúng ta là câu (B). Chúng ta có chữ direct nghĩa là trực tiếp. Đây là chữ rất quan trọng. Thì indirectly là một cách không trực tiếp. Nói một cách không trực tiếp tức là không có nói thẳng thắn, mà nói một cách vòng vo, né tránh.

Ta thử tra từ điển thì nó có một nghĩa là tránh. Avoiding saying something in a clear and obvious way. Tức là tránh việc nói một cách rõ ràng, né tránh. Cho nên rõ ràng là trạng từ này có thể mô tả được cho động từ nói. Nói một cách rất là lảng tránh. Nên đáp án là câu (B).

Câu 137

Câu này ta thấy 4 đáp án hiện đang là 4 tính từ và chúng ta không biết là chọn tính từ nào đây.

Đầu tiên chúng ta phải biết tính từ này mô tả cho cái gì, cho việc gì, cho ai thì chúng ta mới biết.

Ở đây hơi khó một tí. Chúng ta phải hiểu cấu trúc find it to do something. Khi ta có cấu trúc:

find it adj to do something

Thì tính từ ở đây mô tả cho to do something ở phía sau này.

Ví dụ: He finds it difficult to do this exercise. Anh ấy như thế nào đó thật là khó khăn để làm bài tập này. Rõ ràng chữ khó khăn đang mô tả cho bài tập này. Còn find ở đây không phải là tìm thấy, mà chỉ là thấy thôi. Đại khái là anh ấy thấy việc làm cái bài tập này thì nó có tính chất khó khăn này. Còn chữ it ở đây bạn không dịch là nó. Vì rõ ràng nếu dịch là nó ở đây thì chẳng biết chỉ cái thứ gì. Cho nên chữ it này người ta gọi nó là chủ ngữ giả. Nó chỉ đứng ở đây để đọc cho thuận miệng. It ở đây đại khái là một cái việc nào đó. Nó đi với chữ find. Mà việc đó thực chất nằm ở phía sau này.

Đại khái là anh ấy thấy cái việc này nó có tính chất khó khăn. Đây là cách nói của nó.

Vậy thì tính từ ở chỗ trống rõ ràng đang miêu tả cho cái việc phía sau này. Chúng tôi thấy việc nhận gì đó thì nó có tính chất này. Bây giờ chúng ta coi tính từ nào có thể mô tả cho việc nhận này.

Đầu tiên chúng ta coi có generous là một chữ rất quan trọng trong bài thi TOEIC. Chữ này nghĩa là hào phóng. Hay đi với những chữ như là donation (sự quyên góp). Những sự đóng góp rất là hào phóng của cái gì đó. Ví dụ bạn cho tiền một tổ chức nào đó. Thì sự cho tiền của bạn là một sự đóng góp rất hào phóng. Thì rõ ràng không thể nói cái việc nhận cái gì đó nó hào phóng được. Đem cho cái gì đó thì nó mới hào phóng chứ việc nhận thì không hào phóng. Chúng ta không chọn câu (A).

Đáp án (D) accessible cũng là một chữ rất quan trọng. Ta có động từ access, nghĩa chính của nó không phải là truy cập mà là đi vào. Ví dụ mình nói: The park is accessible by bike. Công viên đó có thể vào được bằng xe đạp. Ở đây cũng không chọn đáp án này được. Rõ ràng không nói cái việc nhận này có thể vào được. Cho nên không chọn đáp án (D).

(C) thì đây là chữ không quan trọng.

Còn đáp án (B) beneficial rõ ràng là tính từ của danh từ benefit. Benefit là lợi ích, thì beneficial nghĩa là có lợi. Có tính chất có lợi. Chúng tôi thấy việc nhận gì đó thì có tính chất có lợi. Thì đáp án là beneficial.

Câu 138

Câu này ta thấy 4 đáp án là 4 giới từ khác nhau. Gặp những dạng câu này thì ta cần coi nghĩa phía trước phía sau.

Đọc danh từ phía trước là application. Nó là danh từ của động từ apply. Động từ apply có một cái nghĩa là áp dụng. Thì application là việc áp dụng. Ví dụ apply for a job, rõ ràng nghĩa là nộp đơn xin việc. Thì danh từ application có nghĩa là đơn xin việc. Nhưng nó còn có nghĩa là sự áp dụng nữa.

Còn cụm danh từ phía sau:

Techniques là danh từ chính, nghĩa là kỹ thuật. Những kỹ thuật gì đó thì đã được sử dụng trong gì đó. Thì rõ ràng đây không phải đơn xin việc nữa mà là sự áp dụng. Sự áp dụng những kỹ thuật này.

Vậy thì ở đây chúng ta chọn giới từ nào?

Thứ nhất là nói trước cách dùng của application, nó đi với giới từ of: application of something. Là sự áp dụng, việc áp dụng cái gì đó. Nhưng nếu bạn không biết điều đó thì ở đây bạn có lần mò ra được đáp án đó không?

Chúng ta sẽ thử từng đáp án coi cái nào hợp lý và cái nào không hợp lý.

Đầu tiên mình ghi cái này ra tiếng Việt cho dễ nhìn:

Sự áp dụng                                        những kỹ thuật

Đầu tiên ta thấy giới từ to, nghĩa chính của nó là đến. Từ chỗ này đến chỗ nào đó. Thì chúng ta không nói sự áp dụng này đến những kỹ thuật này. Tại vì hành động áp dụng nó tác động lên vế sau, tức là áp dụng cái này luôn:

Chứ không phải là từ sự áp dụng đi đến những kỹ thuật.

Chữ to này dùng ví dụ như là: My visit to the city. Chuyến thăm của tôi đến thành phố này. Chuyến này đi đến cái chỗ này. Lúc đó chúng ta mới dùng to. Muốn dùng to thì mình nói như vầy:

Its application to teaching. Sự áp dụng của nó đến việc dạy học.

Như vậy mình có thể dùng to. Mình áp dụng để đưa đến việc dạy học này, đem đến cái việc này. Lúc đó mới dùng to. Còn ở đây thì không phải. Mình áp dụng cái này luôn chứ mình không đem đến. Nên chúng ta không có dùng to ở đây.

Đáp án (C) at nghĩa là tại. Nó thường đi với một điểm nào đó, tại một mức nào đó. Ví dụ như mình nói at a high price (tại một mức giá cao). Hay at a high level (tại một mức độ cao). Chứ không thể nói tại những cái kỹ thuật này được, cho nên chúng ta không chọn giới từ at.

Rồi còn with thì sao? Nghĩa chính của nó là với. Ví dụ như mình nói We competed the projects with new technique. Cái này nghĩa là gì? Chúng tôi đã hoàn thành dự án này với những kỹ thuật mới. Tức là chúng tôi dùng những kỹ thuật mới này cho những dự án này. Tức là mình hoàn thành cái dự án này có những kỹ thuật mới. Ở đây không có nghĩa như vậy. Ở đây không phải là sự áp dụng có những kỹ thuật này. Không phải những kỹ thuật đi với sự áp dụng. Mà là mình áp dụng cái kỹ thuật này luôn. Chứ không phải hai cái này nó đi với nhau. Nên chúng ta không dùng with ở đây.

Vậy thì còn đáp án hợp lý là of. Các bạn chú ý of không phải là của. Nhiều chỗ dịch là của nhưng ở đây không thể là của được. Tại vì ở đây không hề có nghĩa là cái sự áp dụng của những kỹ thuật này. Mà of còn nhiều nghĩa khác nhau. Of cũng có nghĩa là liên quan đến. Ý là sự áp dụng này liên quan đến những kỹ thuật này. Ví dụ the photo of the dog. Rõ ràng đây không có nghĩa là bức ảnh của con chó. Mà đây là bức ảnh có hình con chó, bức ảnh liên quan đến con chó. Ví dụ khác: The story of life. Đây không phải câu chuyện của cái cuộc đời này, mà là câu chuyện liên quan đến cuộc đời, về cuộc đời. Nói chung nó có nghĩa là liên quan đến. Nghĩa nó rất là chung.

Sự áp dụng liên quan đến những kỹ thuật này nên chúng ta có thể chọn of vô được. Các bạn chú ý nếu là trong tiếng Việt thì chúng ta không dịch cái gì ở đây hết. Người ta nói thẳng luôn là sự áp dụng những kỹ thuật. Cho nên bạn thấy giới từ of nó rất là chung. Mỗi lần nó đi với việc này, liên quan đến cái này thì ta có thể dùng of.

Câu 139

Câu này ta thấy chỗ trống đang nằm trong một cụm danh từ.

Many nghĩa là nhiều. Nhiều cái gì đây? Danh từ chính là chữ seminars. Nhiều cái gì đó khắp nơi trên thế giới (all over the world). Chúng ta đang cần một tính từ vô chỗ trống này để nó mô tả cho danh từ seminars.

Đầu tiên ta phải hiểu seminars là gì, đây là một danh từ quan trọng, có nghĩa là hội thảo. Thì tính từ có thể miêu tả cho hội thảo là innovative, nghĩa là đổi mới. Đây là chữ rất quan trọng trong bài thi TOEIC. Ví dụ: innovative methods là những phương pháp đổi mới. Vậy thì nó sẽ mô tả được cho chữ hội thảo. Đáp án là câu (C).

Câu 140

Câu này ở đây ta coi nghĩa để xem chọn cái gì.

Phía trước người ta nói là has been increasing nghĩa là tăng. Tăng cái gì đó. Đang cần một thứ gì đó để người ta có thể tăng nó được. Thì bạn chú ý mỗi lần chúng ta dùng chữ increase (tăng cái gì đó), thì đi với nó phải là working hours (tăng giờ làm việc), salary (tăng lương), temperatures (tăng nhiệt độ). Thì bạn thấy những chữ này đều là một đại lượng có thể quy ra một số lượng nào đó.

Ví dụ tăng giờ làm việc từ 2h lên 10h. Tăng lương từ 3 triệu lên đến 5 triệu. Hay tăng nhiệt độ từ 5 độ lên 10 độ. Những thứ mình tăng phải được diễn tả bằng những con số này.

Ở đây ta thấy rules (quy định) không phải là một đại lượng. Đây là những cái lời mà ta nêu ra bắt mình phải tuân theo chứ không phải quy định là bao nhiêu. Ta có giờ làm việc là bao nhiêu giờ, lương là bao nhiêu triệu, nhiệt độ là bao nhiêu độ, chứ mình không thể nói quy định là bao nhiêu được.

Facility là cơ sở. Chỉ tòa nhà, thư viện, phòng tập thể hình, hồ bơi… Gọi chung là cơ sở. Thì rõ ràng nó cũng không phải một cái đại lượng để chúng ta tăng.

Preparation là sự chuẩn bị cũng vậy. Không thể nói sự chuẩn bị quy ra là bao nhiêu được. Nên chúng ta không chọn đáp án này.

Vậy thì chỉ còn đáp án là câu (B) output thôi. Ta thấy chữ này khá là lạ. Nhưng nhìn vô ta thấy có chữ put. Put nghĩa là đặt, đưa, để. Còn out là ra ngoài. Đại khái output là thứ mà chúng ta đưa ra ngoài. Chúng ta cũng thấy nó hơi kỳ nhưng ta thử coi lại nghĩa của nó ở đây. Output có thể đưa vô đây được không?

Chúng ta đọc tiếp ở đây là tăng cái gì đó quá nhiều (so much). Phía sau là chúng ta bây giờ sản xuất ra 40% (we now produce 40%) nhiều hơn so với cái mà chúng ta đã từng. Tức là nó tăng cái gì đó quá nhiều nên bây giờ nó sản xuất ra 40% nhiều hơn so với đã từng sản xuất.

Vậy ta thấy câu này đang liên quan đến sản xuất. Cái thứ mà người ta đưa ra, đại khái là thứ mà người ta sản xuất ra đã tăng đầu ra quá nhiều. Và nó sản xuất được nhiều hơn 40%.

Chữ này bạn muốn biết chính xác nó nghĩa là gì thì nó có nghĩa là sản lượng. Sản lượng đầu ra, đồng nghĩa với chữ production. Cái này có thể tính bằng một con số. Đầu ra sản lượng tính bằng sản phẩm. Tăng từ 5000 sản phẩm lên đến 6000 sản phẩm. Ở đây nó tăng sản lượng. Có thể tính bằng con số nên đi với động từ increase được. Nên đáp án là câu (B).

  • Mai Anh viết:

    Thầy ơi cho e hỏi: Câu 135 ạ, theo e tra nghĩa thì từ aligned cũng có nghĩa là sắp xếp ạ, vậy thì làm thế nào để phân biệt được aligned và arranged ạ. E cảm ơn ạ

Bình Luận

  • Liên kết

  • Thông tin liên lạc

    Email: toeicmoingay@gmail.com