Bài 11: đuôi -tive và -al làm danh từ chính

Chữ có đuôi -tive và đuôi -al thường là tính từ. Trong trường hợp nào thì chúng làm danh từ? Rất nhiều bạn hay sai khi gặp dạng này.


Lời thoại của video:

Trong các bài trước mình đã nói là nếu chỗ trống ta cần một danh từ chính thì chọn đáp án là danh từ điền vào. Để nhận biết đáp án nào là danh từ thì bạn nhìn vào đuôi phía sau của nó. Nếu nó có những đuôi danh từ như thế này thì chọn điền vào.

Nhưng bạn chú ý có một số đáp án mà đuôi danh từ chính trông như thế này: đuôi -tive và đuôi -al.

Hai đuôi này đại đa số đóng vai trò tính từ. Nhiều bạn gặp đáp án này cứ nghĩ là tính từ nên không chọn để điền vào danh từ chính, nhưng hóa ra nó lại là danh từ và là đáp án đúng. Cho nên rất dễ làm sai nếu gặp những cái này. Ví dụ như câu sau đây:

Phía trước là an (nghĩa là một), phía sau là on (nghĩa là trên). Vậy thì câu này là một cái gì đó trên cái gì đó. Thì chỗ trống phải là một danh từ. Nhiều bạn thấy đáp án (B) appraisal đuôi -al giống tính từ quá nên không chọn, nhưng hóa ra nó lại là đáp án đúng, đóng vai trò là danh từ. Các bạn chú ý đuôi -al đại đa số là tính từ. Ví dụ như chữ international, original, crucial (những chữ này là một số tính từ hay gặp trong bài thi TOEIC). Tuy nhiên bạn nhớ riêng một trường hợp như thế này, nếu là động từ V + -al sẽ ra một danh từ. Ví dụ như arrive (nghĩa là đến). Khi biến nó thành danh từ thì ta thêm -al vào, bỏ chữ e đi và biến thành arrival (việc đến). Hay một ví dụ khác là renew, động từ có nghĩa là làm mới/gia hạn. Khi thêm -al sẽ biến thành danh từ renewal nghĩa là việc gia hạn.

Vậy thì câu này ta thấy đáp án (C) appraised là một động từ dạng -ed. Suy ra đáp án (A) appraise là một động từ dạng nguyên mẫu. Vậy suy ra đáp án (B) appraisal là một động từ cộng đuôi -al nên nó đang là một danh từ. Vậy thì chúng ta chọn đáp án nào điền vô làm danh từ chính ở đây. Bạn chú ý nguyên tắc này.

Một ví dụ khác:

Câu này phía trước có chữ an là một, phía sau có chữ to nghĩa là đối với cái gì đó. Ở đây là một cái gì đó đối với cái gì đó. Trong chỗ trống là danh từ. Nhiều bạn thấy đáp án (A) alternative giống tính từ nên không chọn (A). Còn đáp án (D) alternativeness có đuôi -ness là đuôi danh từ hay gặp nên nhiều bạn chọn (D). Thực ra (A) đang đóng vai trò danh từ.

Các bạn cần nhớ có hai chữ là alternativerepresentative. Đối với trường hợp đuôi -tive thì không có cách nào để bạn nhận biết nó là danh từ hết. Bạn nên nhớ là thường tính từ mà làm danh từ luôn (trong bài thi TOEIC) thì chỉ có hai chữ này thôi chứ không còn chữ khác. Alternative tính từ có nghĩa là có tính chất thay thế, còn danh từ có nghĩa là sự thay thế. Representative tính từ là có tính chất đại diện, danh từ thì có nghĩa là người đại diện. Bạn phải nhớ nghĩa của nó để khi gặp trường hợp thế này thì bạn phải nhớ được đây là danh từ, coi nghĩa để xem nó có đúng không. Ở đây có nghĩa là một cái lịch trình mới (a new schedule) đã được đề xuất (propose) như là một cái gì đó. Ta chọn đáp án (A) là rất hợp lý vì nó có nghĩa là sự thay thế. Tức là trước đó có lịch trình cũ, nhưng bây giờ không dùng nữa mà dùng lịch trình mới, người ta đề xuất nó lên như sự thay thế cho lịch trình cũ. Chữ này hợp nghĩa thì chúng ta chọn vào. Các bạn chú ý ta có hai điều cần nhớ đó là:

Động từ V + -al ra danh từ

Và nhớ hai chữ alternative, representative

Chúng ta hãy cùng làm một vài ví dụ:

Câu 121

Chữ the là nơi bắt đầu cụm danh từ, for nghĩa là cho. Đây là cái gì đó dành cho cái gì đó. Vậy chỗ trống là một danh từ. Ta thấy (A) proposing là một động từ dạng V-ing nên suy ra (B) propose là một động từ dạng nguyên mẫu. Vậy thì (D) proposal là một động từ cộng với đuôi -al thành danh từ. Đây chính là đáp án. Chữ propose nghĩa là đề xuất (mình mới vừa nói xong). Nên proposal là sự đề xuất, là danh từ (một chữ rất quan trọng).

Câu 131

Their nghĩa là của họ và ở sau là dấu chấm hết câu. Rõ ràng ở đây là một danh từ. Chúng ta cũng lại làm như vậy. (B) disposing là động từ dạng V-ing. Suy ra (A) dispose đang là một động từ. Vậy thì (C) disposal là một động từ cộng đuôi -al thành danh từ nên ta chọn đáp án này.

Câu 123

Phía trước có A là một, phía sau có will nghĩa là sẽ làm gì đó. Vậy thì ở đây là một cụm danh từ: một cái gì đó liên quan đến cái gì đó thì sẽ làm gì đó. Chỗ trống cần điền là danh từ chính của cụm danh từ này. Câu này rất nhiều bạn sai là do chọn đáp án (D) representation vì đuôi -tion nhìn giống danh từ. Nhưng mà rất tiếc đáp án lại là câu (A) representative. Vì như mình mới vừa nói xong, chữ representative này vừa là tính từ vừa là danh từ, nghĩa là người đại diện. Chúng ta coi lại nghĩa ở đây: representative nghĩa là người đại diện thì representation chắc là sự đại diện. Ta xem nghĩa của từ để chọn người đại diện hay sự đại diện. Đọc phía sau ta thấy will visit nghĩa là sẽ đến thăm, đến gặp cái gì đó. Cái thứ này sẽ đến gặp cái gì đó. Thì rõ ràng phải là người vì người thì mới đến gặp được. Cho nên đáp án phải là (A) representative.

Câu 131

Ta thấy phía trước là an (nghĩa là một) và phía sau là dấu chấm hết câu. Vậy thì đây là một cái gì đó có tính chất gì đó. Ở đây ta cần một danh từ chính. Câu này nhiều bạn làm sai vì nhìn vào đáp án không thấy cái nào giống danh từ hết. Như lúc nãy mình mới vừa nói thì alternative vừa là tính từ vừa là danh từ, có nghĩa là sự thay thế. Cho nên ta chọn đáp án (D). Coi lại nghĩa thì ta thấy rất hợp lý: Công ti này cung cấp một cái sự thay thế gì đó. Tức là những sản phẩm khác nó không tốt nên công ti này cung cấp những sản phẩm của nó như một sự thay thế tốt hơn cho những sản phẩm đó. Nên chúng ta chọn đáp án (D) alternative.

Câu 135

Vị trí đầu câu bắt đầu một cụm danh từ, phía sau có đuôi -able (trong unavailable) là một tính từ. Vậy thì cụm danh từ sẽ kết thúc ở đây (ngay từ cần điền). Cái gì đó liên quan đến cái gì đó, mà có tính chất gì đó. Vậy thì ở đây là cụm danh từ và chỗ trống cần điền là danh từ chính của cụm. Câu này cũng nhiều bạn sai là do chọn (A) có danh từ đuôi -tion. Nhưng bạn phải chú ý những đáp án có đuôi -tive. Nó chính là representative (người đại diện). Ở đây thứ nhất là chúng ta thấy Sales là chủ ngữ của câu. Còn vị ngữ của câu ở will call… (thì tương lai đơn). Câu này có nghĩa là cái gì đó có tính chất gì đó (vân vân…) thì sẽ gọi lại cho bạn. Thì rõ ràng đây phải là danh từ chỉ người vì người thì mới gọi lại cho bạn được. Chúng ta không chọn (A) nữa. Bây giờ còn hai danh từ chỉ người đại diện là (C)(D) thì ta chọn số ít hay số nhiều? Bạn nhớ lại nguyên tắc giống hôm trước mình nói trong bài giúp phân biệt giữa số ít và số nhiều. Đó là danh từ đếm được thì không đứng trơ trơ. Hôm trước chúng ta nói qua nguyên tắc này rồi và nó áp dụng rất nhiều. Thì ở đây danh từ chỉ người chắc chắn là danh từ đếm được. Mà đáp án (D) representative đang đứng trơ trơ, tức là nó không có -s phía sau. Và ở đầu cụm danh từ cũng không có những chữ như a/an/the/this, thì nó đứng trơ trơ như vậy là không được. Thì chúng ta loại đáp án (D) và chọn đáp án (C)(C)-s (không đứng trơ trơ) nên nó đúng ở đây.

  • aile_qnu viết:

    Thầy ơi, Thầy có thể chia sẻ phần tài liệu bài tập để luyện tập không?

  • Gấm Nguyễn viết:

    Thầy ơi, ở câu ví dụ số 2 về từ có đuôi tive nhưng vẫn là danh từ ấy ạ, cho em hỏi đáp án có hai từ đều đóng vai trò danh từ là: A. alternative và D. alternativeness. Tại sao lại không chọn được D vậy thầy?
    Thầy giải đáp giúp em với nha.
    Em cảm ơn thầy nhiều ạ.

    • thầy Duy viết:

      (A) đúng vì đúng nghĩa hơn thôi em. Như thầy có giải nghĩa trong video đó.

      Hai đáp án đó đều là danh từ, tức là chúng giống nhau về ngữ pháp. Để phân biệt hai đáp án giống nhau về ngữ pháp thì ta buộc phải xét nghĩa.

  • Kim Thoa viết:

    Hi Thầy,
    Câu 135 em tưởng là phải Trạng từ chứ nhỉ, vì sau nó là tính từ mà

    • Không có nguyên tắc nào nói là trước tính từ phải là trạng từ hết nhé em.

      Chỗ đó phải là một danh từ. Nếu điều trạng từ thì sales sẽ làm chủ ngữ của câu, mà sales thì không thể làm hành động ‘will call’ được.

  • Nguyễn Nam viết:

    Dạ thầy ơi cho em hỏi câu 123 ạ. Cả A (representative) và B (representation) đều là danh từ và có nghĩa là người đại diện. Nhưng tại sao mình chọn A mà B lại không được ạ?

  • Lam Pham viết:

    Thầy ơi, alternativeness cũng có nghĩa là sự thay thế phải không thầy. Sao lại dùng alternative mà không dùng alternativeness được ạ?

    • Danh từ đuôi -ness đa số là danh từ không đếm được. Danh từ không đếm được thì không được có mạo từ a.

      Ngoài ra, nó còn sai nghĩa. Alternativeness chính xác là “tính chất có thể dùng để thay thế”.

  • Linh viết:

    Thầy cho e hỏi “initiative” nó là danh từ hay vừa là danh từ vừa là tính từ ạ

Bình Luận

  • Liên kết

  • Thông tin liên lạc

    Email: toeicmoingay@gmail.com